Cấu tạo của con lăn trong ngành sản xuất công nghiệp

Cấu tạo của con lăn trong ngành sản xuất công nghiệp

Ngày nay, để tăng hiệu quả công việc, các công ty đã bắt đầu chú trọng vào việc áp dụng các thành tựu khoa học – công nghiệp vào việc sản xuất. Với nhiều lợi ích mang lại như tiết kiệm nhân công, chi phí, thời gian, băng tải công nghiệp là một ví dụ hiệu quả khi áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất. Để sử dụng băng tải hiệu quả, bên cạnh cấu trúc của băng tải, chúng ta cũng nên hiểu về cấu tạo của con lăn. Vậy cấu tạo và sử dụng nó như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nó.

 

Tham khảo băng chuyền con lăn tại: Băng Tải Việt Nhật – băng chuyền con lăn

 

 

Cấu tạo của con lăn trong ngành sản xuất công nghiệp

 

 1. Phân loại con lăn trong băng tải công nghiệp

 

Tùy vào mỗi tiêu chí như cách vận hành, vật liệu chế tạo,…con lăn sẽ được phân chia thành một số loại như sau:

 

– Phân loại theo hệ thống truyền dẫn:

 

  • Con lăn dẫn động bằng bộ truyền xích.

 

  • Con lăn dẫn động bằng quán tính.

 

  • Con lăn dẫn động bằng bộ truyền bánh răng.

 

– Phân loại theo hướng vận chuyển:

 

  • Băng tải con lăn thẳng.

 

  • Băng tải con lăn cong.

 

  • Băng tải con lăn nghiêng.

 

  • Băng tải con lăn hình xoắn ốc.

 

– Phân loại băng tải con lăn theo cấu tạo của khung băng:

 

  • Băng tải con lăn khung liền.

 

  • Băng tải con lăn khung gián đoạn.

 

– Phân loại băng tải con lăn theo truyền động:

 

  • Băng tải con lăn truyền động.

 

  • Băng tải con lăn không truyền động.

 

– Phân loại theo mức độ cơ động của băng:

 

  • Băng tải con lăn cố định.

 

  • Băng tải con lăn di động.

 

 2. Vật liệu chế tạo con lăn

 

Con lăn là một bộ phận quan trọng của băng tải công nghiệp. Nó được chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau, do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp để có thể chọn được con lăn thích hợp cho hoạt động sản xuất của mình. Một số vật liệu thường dùng để chế tạo con lăn như sau:

 

– Con lăn bằng inox: đặc ruột, vỏ ngoài hoàn toàn từ inox không gỉ, giúp đảm bảo độ cân bằng cao, phần trục được nối chắc chắn với phần khung của băng tải.

 

– Con lăn bằng nhựa được chia thành 2 loại.

 

  • Con lăn giảm chấn bọc nhựa một phần ở phần trục để hạn chế sự trơn trượt khi lắp đặt vào hệ thống băng tải.

 

  • Con lăn giảm chấn bọc nhựa toàn phần giúp gia tăng khả năng cách điện, cách nhiệt, đồng thời, chống chịu với mọi điều kiện thời tiết.

 

– Con lăn bằng sắt giúp chịu được trọng tải lớn, chống va đập, chống mài mòn, có tuổi thọ lâu dài.

 

Ngoài ra con lăn còn có thể được chế tạo từ nhôm, cao su,…tùy vào mục đích sử dụng.

 

 3. Cấu tạo con lăn giúp băng tải hoạt động hiệu quả

 

Cấu tạo con lăn khá đơn giản, bao gồm ổ bi, bề mặt con lăn, trục và một số linh kiện kèm theo. Con lăn được lắp vào trục với một ổ bi, vòng ngoài ổ gắn chặt với con lăn, vòng trong gắn với trục.

 

Các con lăn chủ yếu làm việc ở mặt ngoài nên bề mặt này được gia công một độ nhám nhất định để không ảnh hưởng đến quá trình làm việc của thiết bị. Ngoài ra, xét về tải trọng của toàn hệ thống, chúng ta sẽ quyết định được tải trọng của con lăn phù hợp. Từ đó, sẽ lựa chọn được vật liệu, chiều dày ống con lăn và các thông số trục con lăn, loại vòng bi thích hợp để con lăn đạt được hiệu suất tốt nhất. Con lăn băng tải không phải là một sản phẩm dễ sản xuất bởi vì nó phải được tính toán cẩn thận để đạt các tiêu chuẩn về sự đồng tâm, đồng trục, ly tâm tốt.